Header Ads

Breaking News

Bộ câu hỏi giúp đánh giá khả năng lãnh đạo của ứng viên

Dù ứng tuyển ở bất cứ vị trí nào thì câu hỏi để đánh giá khả năng lãnh đạo của ứng viên là điều không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn tim viec lam. Do đó, để có buổi phỏng vấn tốt đẹp bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ các câu hỏi phần này nhé.

> Trả lời câu hỏi phỏng vấn : Hãy mô tả vị trí làm việc trước đây của bạn.
> Tìm hiểu về nghề kiểm toán. Các công việc kiểm toán phải làm
> 4 cách hữu hiệu để giữ liên lạc với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn



Hiện nay, rất nhiều công ty tuyển dụng việc làm sử dụng những câu hỏi tình huống để có cơ sở đánh giá các ứng viên. Mục đích của những câu hỏi này nhằm đánh giá năng lực của ứng viên qua các kinh nghiệm mà họ đã tích lũy từ các công việc trước đây để có thể quyết định ứng viên tim viec nhanh có phù hợp với công ty và vị trí họ đang ứng tuyển hay không.

Kỹ năng lãnh đạo là gì ?

Trước khi đến với các câu hỏi để đánh giá kỹ năng lãnh đạo, thì bạn phải hiểu kỹ năng lãnh đạo là gì  để có cái nhìn tổng quan.

Theo các định nghĩa phổ biến hiện nay, khả năng lãnh đạo là khả năng dẫn dắt một nhóm, một tổ chức. Đưa ra các sáng kiến, có kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đưa ra các quyết định trong những lúc khó khăn, truyền cảm hứng, động lực.

Bạn có thể được hỏi những câu hỏi tình huống về khả năng lãnh đạo như sau:

- Kể cho anh/chị nghe về một lần em sử dụng kỹ năng lãnh đạo.

- Kể cho anh/chị nghe về một lần em làm trưởng nhóm một dự án khó.

- Kể về một lần em phân công công việc cho mọi người hiệu quả.

- Kể về một lần em làm gương cho mọi người.

- Kể về một lần em điều phối một cuộc họp quan trọng.

- Ai là người em đã từng giúp đỡ để họ đạt được thành công?

Ngoài ra, còn rất nhiều câu hỏi khác giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng lãnh đạo của bạn.

Vì sao nhà tuyển dụng muốn biết khả năng lãnh đạo của bạn ?

Việc đặc ra các câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn và hiểu rõ hơn về tố chất của ứng viên, đối với những vị trí yêu cầu kinh nghiệm từ 3 năm trở lên như vị trí trưởng nhóm dự án thì khả năng lãnh đạo là điều cực kỳ quan trọng.

Với những vị trí thấp hơn, công ty muốn tìm kiếm các ứng viên có khả năng và triển vọng để có thể “trưởng thành” cùng công ty.

Thực tế hiện nay, các công ty đều muốn tuyển người giỏi nhất cho công ty. Do đó, họ muôn biết liệu bạn có đủ tố chất để có thể giúp công ty phát triển và dẫn dắt công ty trong tương lai.

Với mỗi ví trí công ty tuyển dụng sẽ có rất nhiều ứng viên và bạn phải cạnh tranh với họ. Phần lớn các ứng viên đều có thể làm được việc. Nhưng để được lựa chọn trong nhiều ứng viên tìm năng khác thì bạn phải có nhiều kỹ năng và tố chất vượt trội hơn các ứng viên khác và trong đó có kỹ năng lãnh đạo.

Trong các tình huống bạn nên trả lời các câu hỏi về khả năng lãnh đạo như thế nào ?

Để có thể vượt qua các câu hỏi này bạn nên trả lời theo công thức STAR(Situation – Task – Approach – Results). Công thức này giúp bạn định hình được câu trả lời đúng trọng tâm về khả năng lãnh đạo của bạn.

Với câu hỏi “em đã từng dẫn dắt và truyền động lực cho người khác như thế nào” làm ví dụ. Sau đây là cách áp dụng công thức STAR cho câu hỏi trên.

S/T (Situation/Task)

Mô tả tình huống và bối cảnh câu chuyện diễn ra

Ý chính cần có:

- Trong thời gian làm việc cho công ty ABC, có giai đoạn công ty cắt giảm nhân sự.

- Team của em có 4 người phải làm các công việc của 2 team khác bị cắt giảm.

- Người ít và số lượng công việc rất lớn khiến cả team phải làm việc hết công suất và suy sụp tinh thần.

- Vào thời điểm đó, công ty cũng phát hiện rất nhiều sai phạm.

- Với vai trò là người quản lý, em nhận thấy mình cần phải đưa mọi việc trở lại đúng quỹ đạo.

Với những gợi ý trên bạn sẽ trình bày được những khó khăn và thách thức bạn phải đối mặt và xử lý, cách tạo động lực cho mọi người bớt căng thẳng, tiêu cực. Và những quyết định, kế hoạch trong thời gian đó đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo rất cao.

Lời khuyên: Nên trình bày các ý chính không nên quá dài dòng. Không cần phải trình bày lý do vì sao cắt giảm nhân sự hay không cần trình bày các sai phạm

A (Approach)

Nói về cách bạn đã giải quyết vấn đề. Cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã từng bước trở thành người có kỹ năng lãnh đạo như thế nào. Các hành động của bạn và tại sao?

Ý chính cần có:

- Tổ chức ngay cuộc họp để thảo luận về chiến lược

- Em trân trọng sự nỗ lực của tất cả mọi người trong giai đoạn khó khăn của công ty.

- Lăng nghe các góp ý của các thành viên trong công ty để tìm ra lối đi cho cả công ty.

- Khuyến khích mọi người mạnh dạng đề xuất ý kiến.

- Nhóm em đã dành 1 tiếng đồng hồ để viết các ý tưởng lên bảng sau đó chọn ra ý tưởng khả thi nhất. Sau đó em hỗ trợ từng người làm nghiên cứu để xem nhóm sẽ thực hiện ý tưởng ra sao.

Bạn đã từng bước đưa những hành động hợp lý. Khuyến khích mọi người đề xuất ý kiến và sẵn sàng lắng nghe.

Lời khuyên: Bạn nên nhớ chỉ cần lãnh đạo một nhóm không có nghĩa là bạn đã trở thành một người lãnh đạo giỏi. Bạn nên chọn một câu chuyện có thể chứng mình được năng lực lãnh đạo thực sự – từng bước hướng dẫn, khuyến khích mọi người hay đưa ra giải pháp trong những tình huống khó khăn.

R (Results)

Một câu chuyện theo công thức STAR thuyết phục cần một cái kết có hậu. Kết thúc câu chuyện của bạn bằng một (hoặc nhiều) kết quả tốt. Nhà tuyển dụng đặc biệt ấn tượng với những con số (ví dụ như tăng doanh thu lên 32%, giúp công ty thu về $19K). Nhưng bạn cũng có thể ghi điểm trong phần này bằng những lời phản hồi từ khách hàng (như khách hàng của em rất hài lòng và đã khen ngợi em trước quản lý, hay phó giám đốc rất hài lòng với phương án giải quyết của em và đã thăng chức cho em).

Ý chính cần có:

- Đầu tiên, nhóm em nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Mọi người luôn muốn cùng tìm ra giải pháp. Khi mọi người biết họ luôn được lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ dồn sức vào việc có ích hơn – tìm ra hướng giải quyết – thay vì chỉ ngồi đó phàn nàn.

- Cuối cùng, nhóm em chọn ra được 2 ý tưởng có thể áp dụng nhanh, tiết kiệm thời gian.

- Một ý tưởng về loại bỏ báo cáo hàng tuần. Với cách này sẽ giúp tiết kiệm 8 tiếng/tuần – bao gồm cả 2 tiếng của em và 3 tiếng của quản lý khách hàng.

- Ý tưởng khác là trợ lý hành chính sẽ làm một số nhiệm vụ giúp giảm gánh nặng cho quản lý khách hàng.

- Nhóm em đã quyết định buổi họp hàng tháng sẽ lấy ý kiến và đánh giá ý kiến đóng góp từ phía các thành viên khác.

- Nhờ đó, mọi người làm việc hiệu quả hơn và tinh thần làm việc cũng lên cao.

- Sếp của em còn nhân rộng mô hình này ra các phòng ban khác trong bộ phận.

Đây là một cái kết có hậu. Bạn đưa ra nhiều kết quả tích cực như cải thiện tinh thần làm việc bằng việc truyền động lực cho mọi người, nâng cao năng suất và tiết kiệm 8 tiếng/tuần, gây ấn tượng tốt với sếp đến mức sếp muốn các phòng ban khác làm theo ý tưởng này.

Lời khuyên: Đưa ra một vài con số cụ thể hay lời nhận xét đều hiệu quả như nhau.

Lời khuyên hữu ích khác để xử lý những câu hỏi tình huống về khả năng lãnh đạo

1. Chọn một câu chuyện hay

- Chọn một câu chuyện thể hiện được khả năng lãnh đạo của bạn. Đừng chọn câu chuyện kiểu như “Em là trưởng nhóm một dự án và mọi thứ đều diễn ra rất tốt”.

- Biến tấu câu chuyện tùy từng vị trí. Bạn nên xem lại mô tả công việc cụ thể, xác định loại khả năng lãnh đạo cần có cho vị trí ứng tuyển. Thông thường, khả năng lãnh đạo đều được đề cập trong mô tả công việc. Ví dụ, có vị trí yêu cầu quản lý một nhóm lớn trong khi vị trí khác lại cần một người có khả năng đưa ra sáng kiến.

- Đừng trả lời “Em có tố chất lãnh đạo từ khi sinh ra và luôn tìm kiếm cơ hội lãnh đạo trong nhiều năm”. Câu trả lời này quá nhạt nhẽo và không đi vào trọng tâm.

- Tránh đưa ra câu chuyện khiến NTD phải rút thẻ đỏ với bạn. Ví dụ, đừng kể về dự án thất bại chỉ vì lỗi của bạn.

2. Càng cụ thể càng tốt

- Một câu chuyện hay là câu chuyện có đủ tình tiết thuyết phục và ấn tượng. Hãy thể hiện bạn đã là một nhà lãnh đạo như thế nào trong tình huống đó và câu chuyện đó cho thấy kinh nghiệm/tiềm năng lãnh đạo của bạn ra sao.

- Đồng thời, bạn phải cố gắng kể chuyện thật súc tích. Bạn có thể lạc đề đôi chút, đặc biệt là khi không chuẩn bị trước. Hãy tận dụng công thức STAR để đưa câu chuyện đi đúng quỹ đạo.

- Đừng viết ra và học thuộc lòng từng chữ một. Ví dụ bên trên chỉ để cho bạn dễ hiểu và dễ hình dung. Tuy nhiên, nếu là câu chuyện của riêng bạn, bạn chỉ cần ghi ra ý chính cho mỗi phần. Bạn chỉ cần tạo ra cái sườn để không bỏ sót bất cứ thông tin quan trọng, hay ho nào.

3. Luyện tập

Một khi đã có câu chuyện theo công thức STAR trong tay, giờ là lúc bạn luyện tập.

Đừng bỏ qua bước này. Dù cho luyện tập trả lời phỏng vấn chẳng thú vị chút nào nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ứng viên luyện tập phỏng vấn nhận được nhiều việc hơn ứng viên không chuẩn bị trước. Luyện tập giúp bạn trở thành ứng viên tiềm năng hơn và tăng cơ hội được nhận công việc mơ ước.

Không có nhận xét nào