Header Ads

Breaking News

Phải làm gi khi sếp và bạn không cùng quan điểm?

Tôi tên Tâm, hiện đang là nhân viên Marketing của một công ty về truyền thông. Công việc của tôi rất tốt chỉ gặp một vấn đề nhỏ trong mối quan hệ với sếp. Vì làm Marketing nên có rất nhiều buổi thảo luận, brainstorm,… và mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tôi và sếp rất hay bất đồng quan điểm, việc đó dường như diễn ra hằng ngày. Và đôi khi ý kiến của tôi bị bác bỏ một cách vô lý. Với tình trạng như vậy, tôi nên làm thế nào, mong Tìm Việc Làm Nhanh có thể tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

Tâm – TP.HCM

> Ai cũng có quyền mỉm cười với những sai lầm ở tuổi 22
> Tiếng anh phỏng vấn xin việc nhà hàng bạn cần biết
> Phải làm gi khi sếp và bạn không cùng quan điểm?



Tìm Việc Nhanh trả lời

Lời đầu tiên, Tìm Việc Nhanh vô cùng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho trang. Dựa vào những gì mà bạn tâm sự, Tìm Việc Nhanh xin được đưa một số lời khuyên như sau.

Sếp của bạn khi ngồi được vào vị trí ấy tất nhiên đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, đào tạo và rèn luyện bản thân qua nhiều việc thử – sai. Tuy nhiên, vì là con người nên không phải ai cũng luôn có những quyết định và suy nghĩ đúng đắn. Và bạn sẽ có nhiều lúc bất đồng ý kiến với sếp, thậm chí là sếp có thể sai 100%.

Vậy bạn nên “chất vấn” sếp theo hướng tích cực nhất mà vẫn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với sếp. Thông thường, đa phần chúng ta đều rất ngại thể hiện sự bất đồng ý kiến với cấp trên. Bạn cần có một ít nỗ lực và sự khéo léo để thuyết phục được sếp và công việc vẫn trôi chảy.

1. Xây dựng lòng tin

Lòng tin là cơ sở quan trọng để tạo sự thấu hiểu giữa người với người và đặc biệt là trong mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên. Nếu không có lòng tin, việc thuyết phục sếp nghe ý kiến của mình là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, thể hiện năng lực bản thân để xây dựng lòng tin là điều mà bạn nên quan tâm nhất hiện tại.

Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đối với mối quan hệ trong công việc và không chỉ công việc

Hãy luôn hoàn thành đúng thời hạn công việc được giao, và luôn nỗ lực hết mình. Năng lực của bạn phải ổn định qua nhiều thời kỳ khác nhau để thể hiện rằng bạn là một nhân viên đáng tin cậy của công ty. Bạn không chỉ phải tôn trọng sếp, phải đáp ứng được những kỳ vọng mà sếp đặt ra cho bạn mà còn cho thấy rằng bạn rất quan tâm đến mọi việc.

2. Bỏ qua những việc nhỏ nhặt

Đừng để những chuyện nhỏ nhặt trở thành lý do của những cuộc tranh luận giữa bạn và sếp. Theo như những gì bạn kể, mâu thuẫn chủ yếu của bạn và sếp là về công việc. Như vậy là một dấu hiệu tốt vì các bạn chỉ tập trung vào những vấn đề quan trọng chứ không phải do những chuyện nhỏ bên ngoài.

3. Khéo léo

Benjamin Franklin đã từng nói “Sự khéo léo là việc phải nhớ không chỉ nói đúng việc đúng lúc, mà còn phải biết việc khó hơn là kiềm chế nói những điều không đúng vào lúc bạn muốn nói nhất”.

Hãy thể hiện cho sếp biết là bạn không tranh luận vì lý do cá nhân

Nếu có bất đồng với sếp, cách bạn trình bày ý kiến khác với sếp sẽ nói lên tất cả. Nếu như bạn tránh né những câu trả lời thẳng thắn và xin lỗi quá nhiều, bạn đã không thật nghiêm túc. Nếu như bạn quá hung hăng, nỗ lực tranh luận của bạn có thể phản tác dụng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, thật tập trung và nói thật chắc chắn.

Trong một vài trường hợp, khi sếp là người sai. Hãy lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp để trình bày. Đừng làm sếp bị bẽ mặt nơi đông người và cũng đừng nhắc đến sai lầm này của sếp với đồng nghiệp. Hành động này sẽ làm sếp thấy phản cảm và gây mất lòng tin mà bạn đã gây dựng trước đây.

4. Biết người biết ta

Không có gì tệ hơn việc một nhân viên tỏ vẻ biết nhiều nhưng lại không có những thông tin thuyết phục. Do đó bạn phải nắm rõ những gì mình sẽ nói với sếp, và tập trung vào ý chính để cuộc thảo luận không bị lái sang chủ đề khác.

Hãy chuẩn bị những dẫn chứng thuyết phục nhất cho câu trả lời của bạn

Những công ty lớn mạnh đa phần là nhờ những sự bất đồng ý kiến theo hướng tích cực, vì họ sẽ nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề và đưa ra giải pháp toàn diện nhất.

Trong khi bạn thu thập thông tin, hãy thử tưởng tượng ra những câu hỏi mà sếp bạn có thể đặt ra. Vì sao sếp không đồng ý với bạn và nguyên nhân từ đâu? Bạn có thể dùng những thông tin mình có để thuyết phục sếp nhìn theo quan điểm của bạn hay không? Hãy chuẩn bị những dẫn chứng thuyết phục nhất cho câu trả lời của bạn.

5. Biết khi nào nên dừng lại

Bạn có thể sẽ không thể thắng trong tất cả các cuộc tranh luận vì thời gian chưa thích hợp. Nếu sếp của bạn từ chối ý kiến của bạn, hãy tôn trọng ý kiến của họ và vẫn thể hiện cho họ biết rằng bạn vẫn luôn ủng hộ họ.

Cách bạn chấp nhận thất bại trong cuộc tranh luận sẽ củng cố niềm tin từ sếp dành cho bạn, và cũng đồng thời quyết định được việc sếp có tham khảo ý kiến của bạn cho những việc trong tương lai hay không.

Bạn sẽ tỏa sáng nếu có những lý do xác đáng, và cũng giúp bạn trở thành nhân viên quan trọng trong công ty. Hãy nhớ rằng bất đồng theo hướng tích cực sẽ giúp công ty lớn mạnh, và bạn đang đóng góp cho công ty. Bạn cũng chứng tỏ được rằng bạn đang dần dần sẵn sàng tiếp nhận những vị trí cao hơn khi thời cơ đến.

Chúc bạn sớm tìm được hướng giải quyết phù hợp nhất và con đường sự nghiệp luôn thành công nhé.

Không có nhận xét nào