Header Ads

Breaking News

Ghi Nhớ 5 Điều Này, Bạn Có Thể Thoải Mái "Từ Chối" Sếp Mà Không Lo Bị Đuổi Việc

Tăng ca, làm thêm giờ, chắc hẳn chẳng có một nhân viên nào muốn biến mình trở thành một cỗ máy làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Vậy làm thế nào để nói "Không" với sếp?

> 3 chiến lược then chốt giúp bạn chinh phục công việc mơ ước
> Các sai lầm dân công sở thường gặp khi làm việc
> Ai cũng có quyền mỉm cười với những sai lầm ở tuổi 22




Vì doanh số của công ty nên nhiều ông chủ thường yêu cầu nhân viên làm những điều mà chẳng ai muốn, điển hình là làm tăng ca, đi sớm về muộn, cuối tuần cũng phải làm việc hay giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành dự án. Có vẻ những vị sếp này quên một điều rằng: làm việc cũng cần đến hạnh phúc.
Suz O’Donnell, founder và CEO của Thrivatize LLC trải lòng rằng nhân viên nên nói “không” với những đề nghị ấy vì điều đó có lợi cho sự nghiệp của mỗi người. “Bạn có thể khiến sếp của mình phát điên nếu thẳng thừng từ chối tăng ca hay làm thêm vào cuối tuần, nhưng đến cuối ngày chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình tràn trề năng lượng hơn và làm việc năng suất hơn chính bởi vì bạn có thời gian thư giãn.”

Tuy nhiên, chẳng dễ dàng gì khi “say no” với sếp nhưng nếu ghi nhớ 5 điều dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ bị sếp mắng hay phải lo rằng sẽ bị đuổi việc sớm.

Hãy vui vẻ trả lời “Vâng, và…”

Khi sếp yêu cầu bạn ở lại để hoàn thành báo cáo, hãy vui vẻ chấp nhận nhưng đừng quên đề nghị thời hạn hoàn thành công việc. Thay vì trả lời “Không, nhưng…” thì hãy vui vẻ gật đầu đáp lại “Vâng, và…”. Ví dụ, “Vâng, và tối nay em có một buổi gặp mặt mà em không thể lỡ hẹn. Mấy giờ thì anh cần đến bản báo cáo ạ?”. Sếp của bạn chắc chắn hiểu được rằng bạn luôn lắng nghe điều họ muốn và bạn luôn sẵn sàng làm việc.

Việc bạn hỏi về deadline công việc có thể giúp bạn biết được mức độ cần thiết của lời yêu cầu và để xem bạn có tìm được sự đồng cảm từ sếp bạn hay không để bạn vừa có thể hoàn thành công việc vừa không bỏ lỡ kế hoạch cá nhân.

Đồng ý với một phần lời đề nghị

Có thể sếp hỏi bạn có muốn tham gia một dự án quan trọng hay không mà bạn rất háo hức nhưng lại không muốn làm leader dự án. Hãy tự tin trả lời rằng bạn sẽ tham gia một phần dự án, hoàn thành đúng với khả năng của mình trong thời gian cho phép, đừng ôm đồn tất cả để mà việc gì cũng dang dở.

Michele Mavi, giám đốc nhân sự của Atrium gợi ý: “Tôi không nghĩ vào thời điểm này, tôi là người có thể làm mọi việc tốt nhất bởi vì tôi còn đang dang dở một dự án khác. Nhưng tôi tự tin rằng mình có thể giúp phân tích dữ liệu nếu ai đó cần viết báo cáo”.

Sắp xếp lại lời đề nghị

Khi bạn từ chối một lời đề nghị, hãy sắp xếp lại tình huống trong đầu và đưa ra một vài lợi ích mà bạn nghĩ có thể thuyết phục được sếp. Chẳng hạn, “Tôi hiểu chúng ta cần phải kịp deadline ngay bây giờ. Nhưng tôi có một cuộc hẹn cần phải ưu tiên từ mấy tuần trước, tôi cần tham dự vào cuộc họp gia đình cuối tuần này. Tôi không biết có nên hủy hẹn không nhỉ? Nếu sáng thứ hai tôi đến sớm thì chúng ta giải quyết vấn đề này có kịp không? Hay tôi có thể làm gì trước khi đến giờ tan làm?”.

Chỉ cần áp dụng những lời này, sếp của bạn chắc chắn biết bạn là một người luôn cố gắng trong công việc.

Đưa ra một lời đề nghị khác

Khi quyết định từ chối lời đề nghị của sếp, hãy trả lời rõ ràng và ngắn gọn, đừng quên nói lý do vì sao bạn “nói không” và đưa ra một hướng giải quyết khác. “Hôm nay tôi không thể về muộn được vì tôi cần phải đón con. Tôi sẽ nói chuyện với cô A và hỏi xem cô ấy có thể giúp được anh hay không.”

Tuy nhiên, đừng nói xin lỗi bởi vì bạn đã dõng dạc trả lời rằng bạn không thể nhưng bạn lại đưa ra một cách khác để công việc không bị chậm tiến độ. Có thể trong mắt sếp, bạn sẽ là hình mẫu của một người luôn cầu tiến.

Nhờ đồng nghiệp giúp đỡ nhưng phải sống trách nhiệm

Nếu sếp hỏi về công việc của bạn tức là họ muốn xem bạn đã làm đúng trách nhiệm với nhiệm vụ được giao chưa. Có thể hiện nay bạn không phải là người chịu trách nhiệm làm phân đoạn ấy nhưng bạn phải đảm bảo là nhiệm vụ hoàn thành mà không có sai sót nào.

Chẳng hạn, “Nếu tối nay cô B hoàn thiện xong bản nháp, tôi sẽ tức tốc hoàn thành phần của mình và gửi cho anh ngay ngày mai để kịp deadline”. Nhưng, hãy chắc chắn là bạn không làm mất lòng tin ở đồng nghiệp mình và có thể bạn nên mua tặng họ một món quà nhỏ hay một cốc café coi như quà cảm ơn, nhất là khi họ phải làm việc còn bạn đang vi vu đi nghỉ dưỡng cùng gia đình.

Theo CafeBiz

Không có nhận xét nào