Header Ads

Breaking News

Chuẩn bị kỹ vẫn có thể mắc phải 5 lỗi khi đi phỏng vấn xin việc này

Chúng ta thường tập trung chuẩn bị xem cần nói cái gì, cần trả lời như thế nào mà quên mất một vấn đề rất quan trọng, những gì chúng ta không nên làm hoặc mắc phải khi đi phỏng vấn tìm việc làm. Có những điều rất nhỏ được liệt kê ở dưới đây có thể gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng mà bạn không biết đấy!

> Tại sao sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm
> Cách trình bày Điểm Mạnh - Điểm Yếu trong CV tìm việc làm giúp thu hút nhà tuyển dụng
> Có nên tuyển nhân viên nam cho vị trí hành chính văn phòng



Sáng sớm tinh mơ ngủ dậy và bạn nhận được một cuộc gọi từ nhà tuyển dụng, xin chúc mừng bạn đã vượt qua vòng xét duyệt hồ sơ và được mời tới buổi phỏng vấn xin việc. Bạn ngay lập tức bật dậy khỏi giường, lên mạng tìm ngay những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, tìm hiểu thông tin về công ty, hỏi anh chị em bạn bè về kinh nghiệm khi đi phỏng vấn.

1. Bạn chẳng biết bạn đang phỏng vấn công ty nào?!?

Lý do đơn giản là vì trong lúc kiem viec lam gấp một công việc, bạn đã gửi đơn cho hàng tá công ty khác nhau, và rồi đến lúc được chọn đi phỏng vấn, bạn lại không nhớ là công ty nào mời. Nhờ có Internet và tuyển dụng trực tuyến, chúng ta dễ dàng “rải” đơn xin việc đi bất cứ đâu. Nhưng vì nộp hồ sơ nhiều nơi như thế, bạn lại không có thời gian để tìm hiểu rõ từng công ty mà mình ứng tuyển.

Thế nên, bạn cần tìm hiểu bản thân mình thật kĩ, xem mình có phù hợp với vị trí đang tuyển và liệu có đáp ứng được những công việc trong mô tả hay không. Tiếp theo đó là phải nghiên cứu, tìm tòi các thông tin về công ty mà mình sắp nộp đơn thông qua trang chủ hay báo chí để có sự chuẩn bị tốt hơn nếu được mời phỏng vấn.

2. Bạn “đánh rơi” sự nhiệt tình của mình

Khi khảo sát các doanh nghiệp, đa số nhà tuyển dụng khá thất vọng với những ứng viên chỉ ngay sau 5 phút nói chuyện. Vì sao thế? Không phải là kĩ năng hay kinh nghiệm không phù hợp mà là nhà tuyển dụng không thấy được sự nhiệt tình của các bạn ấy thông qua cách trả lời phỏng vấn. Nếu các bạn tạo cho người đối diện cảm giác đi phỏng vấn cho có, được thì làm không được thì thôi, chẳng có sao cả thì chắc chắn 100% là bạn sẽ “rớt”.

Nếu bạn chưa từng tìm hiểu về nhà tuyển dụng, thậm chí còn chưa vào website của họ, liệu bạn nghĩ rằng họ sẽ tuyển dụng bạn chứ? Giữa hàng trăm ứng viên, một ứng viên sâu sắc, năng lực có thể chưa đủ, nhưng thể hiện bản thân là người có chí cầu tiến, tinh thần học hỏi, muốn phát triển sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình ứng tuyển thì không một nhà tuyển dụng nào từ chối cả.

3. Toàn nói những điều chẳng ai “buồn” nghe

Cho dù trước khi đi phỏng vấn bạn gặp vấn đề khó chịu, sếp cũ của bạn tệ bạc, đồng nghiệp thì dở hơi, công ty cũ chả có gì hay ho và một “núi” vấn đề khác khiến bạn mệt mỏi, hãy giữ riêng nó cho bạn. Đừng mang những vấn đề đó ra bàn luận khi đi phỏng vấn, đừng bao giờ nói bất kì thông tin tiêu cực gì về công ty cũ với người phỏng vấn.

Bạn có bao giờ thích nghe ai đó nói xấu mình chưa? Và khi nghe ai đó nói xấu người khác liệu bạn có từng hoài nghi hay có ấn tượng không tốt về người tiết lộ những “tin vịt” đó với bạn không? Đúng vậy, nhà tuyển dụng cũng sẽ hoài nghi về năng lực của bạn hay thậm chí cho rằng bạn là một kẻ thích than vãn mà không hề làm được việc đấy.

4. Không “giao lưu” mắt với người phỏng vấn

Điều này nghe có vẻ rất đơn giản, giao tiếp thì đương nhiên thì phải nhìn nhau rồi? Nhưng không, nhiều ứng viên không hề biết rằng ánh mắt của mình chỉ nhìn xuống đất, lên trời và không khí xung quanh, trong khi điểm cần nhìn lại là ánh mắt của nhà tuyển dụng.

Sự giao tiếp bằng ánh mắt thể hiện sự tự tin của bạn, giúp bạn gây được thiện cảm với người đối diện, giúp bạn dễ dàng ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng. Nếu bạn là một người hướng nội, ngại hoặc không biết cách giao tiếp với người khác, thì có thể rèn luyện nói chuyện trước gương, hay đơn giản hơn, đó là khi nói chuyện, hãy nhìn vào điểm giữa 2 mắt của đối phương, như vậy sẽ giúp bạn đỡ run và bình tĩnh hơn.

5. “Em yêu quý công ty mình lắm, cho em vào làm với nha!”

Tất nhiên khi tham gia phỏng vấn thì việc thể hiện thiện chí và cảm tình của bạn đối với công ty là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá sa đà vào việc đó. Đừng lúc nào cũng khen công ty tốt, công ty đẹp, công ty hoàn hảo chả có điểm gì xấu. Nếu hoàn hảo thế rồi thì nhà tuyển dụng cần bạn để làm gì? Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ mở rộng cửa với những ứng viên có tìm hiểu về công ty một cách sâu sắc, biết được điểm mạnh, điểm yếu và những điểm có thể cải thiện của công ty, đồng thời đánh giá được cả đối thủ nữa sẽ là một điểm cộng to tướng.

Tóm lại, dù bạn chuẩn bị phỏng vấn kĩ đến mấy, kiến thức kinh nghiệm tốt đến mấy nhưng mắc phải những lỗi cơ bản như trên thì bạn đang tự tay phá hủy cuộc phỏng vấn của chính mình. Nặng hơn nữa là giết chết đi thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Hãy dành thời gian của bản thân để tìm hiểu kỹ hơn về năng lực, sở trường của mình, tìm hiểu về nhà tuyển dụng, về đối thủ của họ và thể hiện một cách khiêm tốn. Đây là lời khuyên chân thành gửi đến bạn, mong bạn sẽ thành công và có được công việc mong muốn.

Không có nhận xét nào