Header Ads

Breaking News

Tại sao sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm

Một câu nói đùa của các bạn sinh viên “Tốt nghiệp là thất nghiệp” tuy nhiên nó lại phản ánh đúng tình trạng thực tế hiện nay của rất nhiều cử nhân đại học hiện nay. Vây do đâu khiến cho tình trạng thất nghiệp tăng cao?

> Cách trình bày Điểm Mạnh - Điểm Yếu trong CV tìm việc làm giúp thu hút nhà tuyển dụng
> Có nên tuyển nhân viên nam cho vị trí hành chính văn phòng
> Kế toán là gì? Lương kế toán có cao không



Về Đào tạo lấy số lượng hay chất lượng?

Theo các thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.

Hiện nay có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành theo thống kê của bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, trong năm 2017 sẽ có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.

Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ”.

Hiện nay trên cả nước có trên 400 trường Đại học, Cao đẳng với khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn các nước phát triển. Điều này cho thấy thực trạng đào tọa ồ ạt nhưng chất lượng chưa tương xứng.

Số lượng sinh viên ra trường đông nhưng chất lượng chưa tương xứng không đáp ứng yêu cầu công việc của các doanh nghiệp hiện nay. Khiến cho các cử nhân ra trường không thể tìm việc làm nhanh đúng với năng lực và sở thích cá nhân. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động ngoài kiến thức không đảm bảo còn hạn các kỹ năng mềm cần thiết. Nhiều cử nhân khi được nhận vào doanh nghiệp phải đào tạo lại .

Việc đào tạo ồ ạt dẫn đến nghịch lý là số lượng sinh viên đông nhưng chất lượng chưa tương xứng

Theo nhà báo Kim Dung người đã có nhiều năm theo dõi mảng giáo dục nhận định: “Mục tiêu lẫn quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của một trường đại học khác hoàn toàn với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc lâu nay chúng ta có cố gắng đào tạo học với hành nhưng việc thực hành, thực tập còn hạn chế nhất định”

Giải pháp giải quyết là gì?

Một trong những nguyên nhân quan trọng xuất phát từ chính học sinh, sinh viên, gia đình và các trường học trước vấn đề hướng nghiệp trước khi vào Đại học. Tại Việt Nam, một trong những ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh đến từ phụ huynh, cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các bạn hầu như là con số 0.

Do đó, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng khiếu và năng lực của bản thân là rất quan trọng để bản thân học sinh có thể thành công trên con đường sự nghiệp trong tương lai. Vì vậy, trước khi nộp hồ sơ Đại học nhiều bạn vẫn chưa thể xác định được sở thích nghề nghiệp của bản thân để có lựa chọn thích hợp cho tương lai, có khi nhắm mắt đưa chân để đỗ vào một trường nào đoc cho có cái mác “đại học”. Điều này dẫn tới hậu quả là sau khi vào học, tiếp xúc với các môn chuyên ngành “khó nuốt” lại không thực sự hứng thú với ngành học đó làm các bạn sinh viên thụ động, chán nản, lười học lười áp dụng vào cuộc sống.

Chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào các vị phụ huynh hoặc xu hướng nghề nghiệp “hot”

Hạn chế nữa lớn nhất với sinh viên Việt Nam là khả năng ngoại ngữ, nhất là trong thời ký hội nhập thì đó thực sự là rào cản lớn.

Thực tế như vậy nhưng khi ra trường sinh viên lại “chê việc”. Cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH trong tay, nhiều cử nhân, kỹ sư được nhà tuyển dụng tiếp nhận nhưng đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, thậm chí do “nhìn không hoành tráng”…

Ông Cao Trung Hiếu, sáng lập và điều hành một công ty phần mềm tại TP.HCM phát biểu trên truyền thông cho hay: “Công ty chúng tôi hoạt động theo mô hình khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) nên không có văn phòng lớn, đội ngũ nhân viên ít và không quảng bá rầm rộ. Chúng tôi tập trung chính sách lương và phúc lợi nhân sự tốt hơn cả với công ty lớn, ví dụ lương nhân viên chăm sóc khách hàng 13 triệu/tháng, nhân viên triển khai phần mềm và nhân viên bán hàng 15 triệu/tháng…) nhưng vẫn bị sinh viên mới ra trường “chê”.

Cũng hoàn cảnh đó, ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Viện quản lý Việt Nam cũng cho biết: “Ngày nay, hiện tượng “soái ca” sinh viên chê việc diễn ra nhan nhản. Không ít bạn quan niệm phải làm việc ở các doanh nghiệp lớn, thuê văn phòng hoành tráng, mặc quần áo đồng phục đẹp đẽ, sử dụng máy tính xịn thì mới xứng đáng với tấm bằng cử nhân. Quan niệm đó là không sai, nhưng trước khi đặt ra tiêu chí đó, bạn có bao giờ tự hỏi: mình là ai, mình đã có kinh nghiệm hay chưa, năng lực mình đến đâu…”.

Tình trạng đó ở sinh viên được các nhà tuyển dụng gọi là hiện tượng “ngộ nhận bản thân”. Chính vì thế nên cơ hội ở ngay trước mắt nhưng bạn lại bỏ qua, có đôi khi gần chạm tới đích bạn lại nản lòng. Vậy làm sao để có thể tìm kiếm công việc đúng với ngành học và nắm bắt được thời cơ?

“Trước hết bạn trẻ cần có sự trải nghiệm và nỗ lực học hỏi từ công việc ở những doanh nghiệp vừa sức với mình để tích lũy kinh nghiệm. Sau khi có kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ năng được rèn giũa thì một công việc tốt với mức thu nhập cao sẽ ở trong tầm tay và hãy nhớ bạn đang đi tìm việc nhanh chứ không phải việc đang đi tìm bạn”, (Thạc sĩ Phạm Thái Sơn).

Không có nhận xét nào