Header Ads

Breaking News

4 cách hữu hiệu để giữ liên lạc với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn

Mỗi khi kết thúc một buổi phỏng vấn kiếm việc làm, chúng ta luôn nóng lòng muốn biết kết quả càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn liên lạc với nhà tuyển dụng sai cách, hình ảnh của bạn trong mắt họ sẽ xấu đi đáng kể và đánh mất cơ hội việc làm của mình.

> Chuẩn bị kỹ vẫn có thể mắc phải 5 lỗi khi đi phỏng vấn xin việc này
> Tại sao sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm
> Cách trình bày Điểm Mạnh - Điểm Yếu trong CV tìm việc làm giúp thu hút nhà tuyển dụng



Bạn đã đi phỏng vấn và thể hiện bản thân một cách hoàn hảo.

Bạn đã gặp một nhà tuyển dụng rất thú vị và cô ấy có mối quan hệ với những công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển. Cô ấy còn nói: “Hãy giữ liên lạc nhé!”

Quá tuyệt vời! Nhưng đã vài tuần trôi qua mà chẳng có gì xảy ra cả. Bạn có thể làm gì? Bạn làm thế nào để liên lạc lại mà không khiến họ cảm thấy bạn là một kẻ phá rối hoặc bạn đang tìm việc một cách tuyệt vọng?

Rất nhiều người, dù thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn vẫn thường chọn không làm gì và thụ động ngồi chờ tin tức. Họ không muốn đi hành động sai và trở thành kẻ ngớ ngẩn trong mắt nhà tuyển dụng

Nhưng đó mới là điều khiến bạn trở thành kẻ ngớ ngẩn. Làm thế nào để nhà tuyển dụng luôn nhớ đến bạn là điều rất quan trọng. Thậm chí, nếu bạn không phải là ứng cử viên phù hợp nhất cho vị trí việc làm (hay đã không còn vị trí trống nào trước khi bạn chứng tỏ được khả năng của bản thân), gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng cơ hội sớm tìm được việc làm lương cao như mong muốn.

Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để giữ liên lạc với nhà tuyển dụng mà không làm họ khó chịu:

1. Hỏi về các bước tiếp theo (trước khi kết thúc buổi phỏng vấn)

Là một nhà tuyển dụng, tôi rất bất ngờ khi biết rằng có rất ít người kết thúc buổi phỏng vấn bằng câu hỏi: “Bước tiếp theo là gì?”. Nếu bạn hỏi như vậy, bạn sẽ biết chính xác khi nào nên gửi mail liên lạc với nhà tuyển dụng. Nếu họ nói sẽ liên lạc lại sau 1 tuần và đó đã là ngày thứ 9 rồi, bạn hoàn toàn có thể liên lạc lại và hỏi họ về kết quả buổi phỏng vấn. Một bức thư ngắn là đủ để khiến nhà tuyển dụng nhớ ra bạn là ai:

“Chào Sue – Tôi hy vọng bạn có một tuần làm việc tuyệt vời. Bạn đã đề cập trong buổi phỏng vấn rằng bên công ty sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng cho vị trí Marketing manager trong tuần này. Tôi rất muốn biết bạn có thêm thông tin gì không. Nếu bạn cần bất cứ điều gì trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng thì vui lòng cho tôi biết nhé.”

2. Viết thư cảm ơn (với tốc độ ánh sáng)

Thư cảm ơn là một điều rất cần thiết. Nó cho bạn cơ hội tuyệt vời để thể hiện niềm đam mê của mình với công việc. Tôi khuyến khích bạn nên viết thư cảm ơn (tới từng người tuyển dụng mà bạn gặp) ngay. Ngay trong ngày diễn ra buổi phỏng vấn và ngay sau khi bạn vừa phỏng vấn xong nếu bạn thật sự muốn gây ấn tượng.

Bạn nên tận dụng thời điểm này để khẳng định với nhà quản lý rằng bạn là một ứng viên hoàn hảo và có thể mang lại nhiều giá trị cho công ty nếu được tuyển dụng. Hãy khiến họ không ngần ngại gì mà chọn bạn cho vị trí đó.



3. Hỏi xem bạn có thể kết bạn với họ trên LinkedIn hay không?

Đây là cách mà bạn có thể dùng để xây dựng những mối quan hệ công việc một cách chuyên nghiệp. Việc kết bạn trên Linkedln là hoàn toàn phù hợp và có thể làm ngay sau buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn không muốn phục kích nhà tuyển dụng với những yêu cầu của mình hoặc khiến họ nghi ngờ mục đích của bạn. Thay vào đó, hãy đưa ra những lý do hợp lý và hỏi ý kiến của họ.

“Bạn có muốn tham gia vào cuộc đua thuyền rồng sắp tới hay không? Tôi có thể giới thiệu bạn với đồng nghiệp cũ của tôi. Anh ấy là huấn luyện viên một đội đua thuyền rồng ngay tại Portland.”

“Tôi đã đọc một bài báo của tờ New York Times về cách thức mà Coca-Cola đang sử dụng chiến lược thương hiệu một cách tương tự như công ty của bạn. Bạn đã đọc bài báo đó chưa? Tôi có thể gửi nó cho bạn.”

Chỉ vậy thôi và bạn đã bước đầu xây dựng được những mối quan hệ xã hội với những nhà quản lý công ty cho dù bạn có được tuyển dụng hay không.

4. Nếu mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, hãy giữ liên lạc thường xuyên

Giữ liên lạc thường xuyên với bên tuyển dụng khiến rất nhiều ứng viên cảm thấy ngại ngùng. Tuy nhiên, điều này rất quan trọng và bạn nên áp dụng chúng trong suốt sự nghiệp của mình để giữ cho các mối quan hệ xã hội luôn được mới mẻ.

Bạn không nên hỏi những câu quấy rối như : “Tôi có được nhận không? Bạn có công việc nào cho tôi không? Bạn đã quyết định hay chưa?”. Bạn cần cung cấp những thông tin có giá trị cho nhà tuyển dụng và qua đó, bạn sẽ gián tiếp nhắc nhở họ rằng bạn vẫn muốn được nhận vào công ty.

Bạn có thể gửi cho họ những bài báo thú vị hay gửi lời chúc mừng nếu họ vừa được thăng chức hoặc đạt giải thưởng. Bạn cũng có thể gửi lời cảm ơn vì những lời khuyên hữu ích. Hãy nói ngắn gọn và đừng đòi hỏi điều gì. Nếu họ nhận được tin tức từ bạn và có thông tin gì về công việc, chắc chắn họ sẽ liên lạc lại. Hãy thử viết như sau:

“Hi Sue, Tháng trước chúng ta đã gặp nhau trong buổi phỏng vấn về vị trí Quản lý sản phẩm tại Công ty XYZ.. Tôi nhớ rằng bạn đã nêu ra một số xu hướng mới trong việc sản xuất bao bì thực phẩm. Tôi thấy bài báo dưới đây cùng chủ đề và có chung ý tưởng với suy nghĩ của bạn. Bạn không cần phải trả lời thư này đâu. Mong là bạn cảm thấy bài báo này hữu ích.”

Không có gì phức tạp và bạn chỉ cần liên lạc mỗi tháng một lần nếu bên phía nhà tuyển dụng không có phản hồi mang tính tích cực. Tuy nhiên, chắc chắn họ sẽ có ấn tượng tốt về bạn.

Điểm mấu chốt: Hãy khiến nhà tuyển dụng nhớ đến bạn. Như vậy bạn đã chiến thắng một nửa rồi.


Không có nhận xét nào