Chuyện sinh viên Việt Nam làm thêm ở các quán rượu tại Nhật Bản
Theo các thông kê cho thấy tỷ lệ sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản làm thêm là lao động nước ngoài nhiều nhất tại Nhật
> Những nhân sự thành đạt nhất làm gì sau giờ làm việc?
> 6 lời khuyên để bắt đầu đi tìm một công việc mơ ước
> Hãy Học 7 Mẹo Làm Việc Cực Thông Minh Của Những Phụ Nữ Là Lãnh Đạo Thung Lũng Silicon Này
Những quán nhậu bình dân izakayas ở Nhật đang mọc lên như nấm nhưng họ lại đối mặt với khó khăn khi thiếu hụt lao động. Và một trong những giải pháp là thuê sinh viên làm việc bán thời gian đặc biệt là sinh viên đến từ Việt Nam.
Một cửa hàng cung cấp món gà nướng nổi tiếng ở Osaka cho biết hiện tại cửa hàng của họ đang có số lượng sinh viên Việt Nam làm việc tại quán chiếm đến 99%. Thậm chí có những của hàng tất cả nhân viên đều là người Việt chỉ trừ quản lý.
Một nữ sinh viên đã từng nhận việc làm thêm khi vừa mới theo học 1 trường đại học tại Nhật cho biết một trong những khó khăn khi làm công việc này đó là việc nói tiếng Nhật. Dù vậy, nhờ hệ thống đặt hàng bằng màn hình cảm ứng giúp cô dễ dàng khi còn làm việc tại đây.
Những của hàng Torikizoku dạng này đang trở thành địa điểm nổi tiếng đối với cộng động sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản. Những sinh viên truyền tai nhau những hệ thống cửa hàng này là nơi tốt để tìm việc làm thêm nếu như vốn tiếng Nhật chưa thành thạo.
Giám đốc hiệp hội Việt Nhật Hiroyuki Ogawa cho biết mặc dù truyền thông đại chúng tại Việt Nam chưa phát triển nhiều nhưng văn hóa truyền miệng lại rất thịnh hành và Torikizoku rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.
Chuổi nhà hàng Torikizoku đang nhắm tới mục tiêu mở 1.000 chi nhánh trong thời sắp tới tính đến tháng 7/2021 và việc đảm bảo nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng. Một trong những cách giúp đào tạo nhân viên người Việt một cách nhanh chóng đó là xây dựng các video hướng dẫn nấu ăn bằng tiếng Việt.
"Họ phải phục vụ khách hàng bằng tiếng Nhật nhưng những quy định, hướng dẫn cơ bản thì nên được làm bằng tiếng Việt", ông Hidehito Nakanishi đến từ Torikizoku nói.
Theo nhận xét của một số quản lý các nhà hàng cho biết “ những nhân viên bán thời gian người Việt rất chăm chỉ và thành thật. Nếu như có thể nói tiếng Nhật thành thạo thì họ chính là những nhân viên tuyệt vời". Hiện tại số lượng nhân viên bán thời gian người Việt làm trong các cửa hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất so với những nhân viên mang quốc tịch nước ngoài khác.
Huyền – một sinh viên 19 tuổi người Việt đang theo học tại Osaka tới Nhật Bản từ 1 năm trước. Cô hiện làm công việc bán thời gian tại một chuỗi cửa hàng bánh bao. Sau khi tan học vào lúc 4 giờ chiều, Huyền tới quán bánh làm việc từ 6 giờ tối tới 10 giờ và kiếm được 110.000 yen mỗi tháng.
Huyền ở chung phòng với một người bạn cùng quê với giá thuê 28.000 yen mỗi tháng. Mỗi năm, cha mẹ Huyền gửi sang số tiền là 250.000 yen để nộp học phí và nhờ mức lương ở quán bánh kể trên mà Huyền có thể trang trải những chi phí khác. Ngoài ra, làm việc tại nhà hàng bánh bao, Huyền còn được bao ăn tối chính vì thế cô có thể tiết kiệm thêm một khoản kha khá.
Tại Nhật Bản, sinh viên nước ngoài được phép làm việc 28 giờ mỗi tuần. Với mức thu nhập ở Việt Nam vẫn còn thấp, nhiều sinh viên Việt rất khó khăn trong việc đủ sống với số tiền của cha mẹ gửi sang. Chính vì lý do đó, họ có xu hướng tìm kiếm những công việc với mức lương cao hơn, làm vào buổi tối sau khi rời trường học.
Điều đáng nói là trước đây, hầu hết nhân viên tại các quán izakayas đều là sinh viên Trung Quốc, với số lượng gấp đôi so với người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên số lượng sinh viên Trung Quốc phải làm bán thời gian bắt đầu giảm vì họ được nhận nhiều tiền hơn từ gia đình gửi sang.
> Những nhân sự thành đạt nhất làm gì sau giờ làm việc?
> 6 lời khuyên để bắt đầu đi tìm một công việc mơ ước
> Hãy Học 7 Mẹo Làm Việc Cực Thông Minh Của Những Phụ Nữ Là Lãnh Đạo Thung Lũng Silicon Này
Những quán nhậu bình dân izakayas ở Nhật đang mọc lên như nấm nhưng họ lại đối mặt với khó khăn khi thiếu hụt lao động. Và một trong những giải pháp là thuê sinh viên làm việc bán thời gian đặc biệt là sinh viên đến từ Việt Nam.
Một cửa hàng cung cấp món gà nướng nổi tiếng ở Osaka cho biết hiện tại cửa hàng của họ đang có số lượng sinh viên Việt Nam làm việc tại quán chiếm đến 99%. Thậm chí có những của hàng tất cả nhân viên đều là người Việt chỉ trừ quản lý.
Một nữ sinh viên đã từng nhận việc làm thêm khi vừa mới theo học 1 trường đại học tại Nhật cho biết một trong những khó khăn khi làm công việc này đó là việc nói tiếng Nhật. Dù vậy, nhờ hệ thống đặt hàng bằng màn hình cảm ứng giúp cô dễ dàng khi còn làm việc tại đây.
Những của hàng Torikizoku dạng này đang trở thành địa điểm nổi tiếng đối với cộng động sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản. Những sinh viên truyền tai nhau những hệ thống cửa hàng này là nơi tốt để tìm việc làm thêm nếu như vốn tiếng Nhật chưa thành thạo.
Giám đốc hiệp hội Việt Nhật Hiroyuki Ogawa cho biết mặc dù truyền thông đại chúng tại Việt Nam chưa phát triển nhiều nhưng văn hóa truyền miệng lại rất thịnh hành và Torikizoku rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.
Chuổi nhà hàng Torikizoku đang nhắm tới mục tiêu mở 1.000 chi nhánh trong thời sắp tới tính đến tháng 7/2021 và việc đảm bảo nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng. Một trong những cách giúp đào tạo nhân viên người Việt một cách nhanh chóng đó là xây dựng các video hướng dẫn nấu ăn bằng tiếng Việt.
"Họ phải phục vụ khách hàng bằng tiếng Nhật nhưng những quy định, hướng dẫn cơ bản thì nên được làm bằng tiếng Việt", ông Hidehito Nakanishi đến từ Torikizoku nói.
Theo nhận xét của một số quản lý các nhà hàng cho biết “ những nhân viên bán thời gian người Việt rất chăm chỉ và thành thật. Nếu như có thể nói tiếng Nhật thành thạo thì họ chính là những nhân viên tuyệt vời". Hiện tại số lượng nhân viên bán thời gian người Việt làm trong các cửa hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất so với những nhân viên mang quốc tịch nước ngoài khác.
Huyền – một sinh viên 19 tuổi người Việt đang theo học tại Osaka tới Nhật Bản từ 1 năm trước. Cô hiện làm công việc bán thời gian tại một chuỗi cửa hàng bánh bao. Sau khi tan học vào lúc 4 giờ chiều, Huyền tới quán bánh làm việc từ 6 giờ tối tới 10 giờ và kiếm được 110.000 yen mỗi tháng.
Huyền ở chung phòng với một người bạn cùng quê với giá thuê 28.000 yen mỗi tháng. Mỗi năm, cha mẹ Huyền gửi sang số tiền là 250.000 yen để nộp học phí và nhờ mức lương ở quán bánh kể trên mà Huyền có thể trang trải những chi phí khác. Ngoài ra, làm việc tại nhà hàng bánh bao, Huyền còn được bao ăn tối chính vì thế cô có thể tiết kiệm thêm một khoản kha khá.
Tại Nhật Bản, sinh viên nước ngoài được phép làm việc 28 giờ mỗi tuần. Với mức thu nhập ở Việt Nam vẫn còn thấp, nhiều sinh viên Việt rất khó khăn trong việc đủ sống với số tiền của cha mẹ gửi sang. Chính vì lý do đó, họ có xu hướng tìm kiếm những công việc với mức lương cao hơn, làm vào buổi tối sau khi rời trường học.
Điều đáng nói là trước đây, hầu hết nhân viên tại các quán izakayas đều là sinh viên Trung Quốc, với số lượng gấp đôi so với người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên số lượng sinh viên Trung Quốc phải làm bán thời gian bắt đầu giảm vì họ được nhận nhiều tiền hơn từ gia đình gửi sang.
Không có nhận xét nào