Header Ads

Breaking News

Những bài học rút ra sau những lần phỏng vấn sẽ rất có ích trong tương lai

Dù thành công hay thất bại thì những bài học rút ra sau những lần phỏng vấn việc làm nhanh đều rất có ích. Điều quan trọng là bạn nhận ra và học được gì từ chúng?

> Những nguyên tắc “ngầm” bạn phải biết khi đi phỏng vấn xin việc
> Cách tự đánh giá công việc trong một năm đã qua
> Ứng biến nhanh trả lời khéo những câu hỏi hóc búa của sếp



Bài học số 1: Đừng quá quan trọng mức lương. Hãy cứ cống hiến hết mình!

Có một câu chuyện như thế này: “Một anh chàng nọ vừa mới ra trường đã bị đánh trượt trong vòng phỏng vấn việc làm đầu tiên. Hỏi ra mới biết, anh ta đề nghị mức lương 10 triệu, đồng thời còn hỏi thêm về giờ giấc làm việc, thưởng, du lịch… Trước những đòi hỏi như vậy, nhà tuyển dụng vô cùng thẫn thờ và đã đánh trượt anh chàng tân cử nhân đó. Vì sao ư? Vì cơ bản, anh chàng này chỉ mới ra trường và chập chững bước vào đời, chưa hề có kinh nghiệm. Ai có thể đảm bảo anh ta sẽ làm được gì cho công ty mà đã dám đòi hỏi quá nhiều như vậy?”.

Bạn có nhận ra được điều gì qua câu chuyện của cậu thanh niên kể trên? Hành động quá tự cao và tự mãn với bản thân sẽ khiến nhà tuyển dụng mất ngay cảm tình và đánh giá thấp. Bạn nên biết rằng, khi vừa mới vào đời, điều quan trọng nhất vẫn là chúng ta sẽ học được gì, trau dồi và tích lũy kiến thức như thế nào chứ đừng đòi hỏi những gì được nhận. Mức lương cũng quan trọng nhưng đó không phải là ưu tiên hàng đầu với những sinh viên mới ra trường như bạn. Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy sự đam mê, nhiệt huyết, khát khao của tuổi trẻ để cống hiến hết mình chứ không phải sự quá kỳ vọng ở mức lương.

Tuổi trẻ, bạn cần phải biết hy sinh và đánh đổi để nhận được nhiều kiến thức. Bạn sẽ nhận được nhiều bài học xương máu để đời mà không phải ai cũng may mắn có được. Khi bạn bắt đầu chứng minh năng lực và sự nỗ lực của bản thân, mức lương không còn là vấn đề đáng lo nữa. Bạn sẽ thấy rằng, những gì mình nhận được nhiều hơn là mất.

Bài học số 2: Đạo đức nghề nghiệp

Nếu bạn đã từng làm qua một vài công ty thì khi phỏng vấn ở lần tiếp theo, chắc chắn câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” sẽ luôn chờ sẵn bạn. Một ứng viên tỏ ra mình là người có học thức cao, chê bai những điều ở công ty cũ sẽ không bao giờ là một viên ngọc sáng trong mắt nhà tuyển dụng. Và nếu bị đánh rớt cũng là điều hoàn toàn hiển nhiên. Xin việc ở bất cứ đâu, bạn vẫn nên là người sống có trước có sau. Dù cho đã nghỉ việc, bạn cũng nên cảm thấy biết ơn những người đã dìu dắt và giúp đỡ mình trước đó, tôn trọng họ bằng tất cả lòng tự trọng của mình. Dù họ là ai, từ sếp đến nhân viên thì cũng hãy đặt mình vào vị trí họ để biết cách đối nhân xử thế.

Bài học số 3: Sếp luôn đúng!

Sếp luôn luôn đúng trong mọi trường hợp, kể cả khi phỏng vấn. Có thể, trong lúc phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những nhận định sai về công việc hoặc về bạn, nhưng hãy “tranh luận” chứ đừng “tranh cãi” với sếp. Bạn không thể biết rằng vị sếp này là người như thế nào, cái “tôi” lớn đến đâu mà có thể “bật” được sếp. Dù đúng hay sai, bạn hãy nên im lặng và tiếp thu, chắt lọc những điều hợp lý. Đừng làm mất lòng sếp ngay từ buổi “hẹn hò” đầu tiên.

Bài học số 4: Xây dựng quan hệ thật tốt với mọi người

Mọi người ở đây bao gồm cả sếp, nhân viên khác như lễ tân chẳng hạn. Mặc dù đây là lần đầu bạn tới công ty phỏng vấn nhưng việc để lại thiện cảm trong mắt những người xa lạ sẽ để lại những ấn tượng sâu đậm về sau.

Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ cũng nên có chừng mực và khoảng cách vì khi bước vào môi trường công sở, có những mối quan hệ không đơn giản như tình bạn thuở thiếu thời.

Bài học số 5: Đừng che giấu khát vọng bản thân!

Có một câu nói rằng: “Người thủy thủ giỏi không trưởng thành trong biển lặng”. Bạn sẽ trả lời như thế nào với câu hỏi: “Bạn có ước mơ và khát vọng không?”.

Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì khi nhận được câu trả lời của bạn là: “Tôi không biết”, “Tôi chưa xác định được”. Họ rất mong muốn được nghe về khát vọng của bạn, ước mơ được làm mới và phát triển bản thân. Đích đến và mục tiêu chính là khát vọng to lớn của mỗi cuộc đời. Ngược lại, người không có mục tiêu là người không dám sống với đam mê và khát vọng của mình.

Thất bại trong phỏng vấn không có gì là quá nghiêm trọng. Miễn sao bạn chắt lọc được những gì đáng giá để làm bài học kinh nghiệm cho bản thân. Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!

Không có nhận xét nào