Cách tự đánh giá công việc trong một năm đã qua
Những ngày cuối cùng của năm 2017 đã đến, đây là lúc bạn sắp phải trình bày với sếp và đồng nghiệp về kết quả làm việc của mình trong suốt một năm qua rồi. Để giúp bạn có một buổi tự đánh giá công việc thành công nhất, Vui Vẻ xin gửi đến bạn một vài mẹo nhỏ:
> Ứng biến nhanh trả lời khéo những câu hỏi hóc búa của sếp
> Với câu hỏi bạn có bao giờ đề xuất giải pháp giúp công việc nhanh hơn không ?
> 8 điều lưu ý khi viết CV mà bạn cần phải biết
1. Lắng nghe nhận xét từ sếp và đồng nghiệp
Thay vì chỉ tự “lục lại ký ức” một năm qua, hãy hỏi đồng nghiệp và sếp để xem họ nhận xét ra sao về bạn trong công việc nhé! Sở dĩ đây là một cách hiệu quả vì cái nhìn chủ quan của bạn đôi khi sẽ không chính xác và chúng ta có xu hướng “tự bào chữa” cho những lỗi mà chúng ta cho rằng không quan trọng. Điều này rất có hại vì bạn sẽ không chú tâm cải thiện và thường xuyên lặp lại những lội bạn cho là “không đáng quan tâm” khiến mọi người xung quanh khó chịu cũng như ảnh hưởng đến kết quả công việc.
2. Chuẩn bị thật kỹ càng
Dù đây chỉ là một cuộc trò chuyện ngắn hay buổi họp mặt toàn thể nhân viên trong công ty thì bạn đều cần có sự chuẩn bị kĩ càng. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể nhớ và liệt kê mọi thành công cũng như khuyết điểm của mình trong suốt quá trình làm việc năm vừa qua. Sau đó lên kế hoạch khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh; sắp xếp đầy đủ những vấn đề mà mình sẽ trình bày để không bỏ qua bất kỳ vấn đề quan trọng nào.
3. Xác định khuyết điểm và cách khắc phục
Buổi tổng kết cuối năm không đơn thuần là khoảng thời gian căng thẳng nhất để tự kiểm điểm bản thân cũng như nhận lấy hàng loạt những nhận xét tích cực có, tiêu cực có từ sếp và đồng nghiệp. Điều quan trọng là sau đó, bạn sẽ rút ra được những gì, sẽ tìm cách khắc phục để phát triển bản thân cũng như sự nghiệp của mình ra sao. Không ai hiểu bạn hơn chính bạn, vì vậy đừng quá “nhân ái” với chính mình mà dễ dàng cho qua những khuyết điểm đáng lý ra cần được bạn quan tâm sửa đổi để bản thân trở nên tốt hơn.
4. So sánh với Bảng tổng kết năm trước
Để có thể biết được chính xác mình đã làm được gì, tốt hay không và cần cải thiện những gì thì bạn hãy dành thời gian xem lại những thông tin mà bạn đã ghi lại trong buổi tổng kết năm cũ do sếp trực tiếp nhận xét nhé! Vui Vẻ đảm bảo chúng cực kỳ có ích cho bạn đó! Ngoài ra, cấp trên cũng thường đánh giá rất cao các nhân viên biết lắng nghe, nhìn nhận và sửa chữa sai sót được rút ra từ những nhận xét cá nhân của họ dành cho nhân viên vào năm trước. Vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội cho sếp thấy sự cố gắng của bạn trong suốt năm vừa qua.
Vui Vẻ hi vọng những điều trên sẽ ít nhiều giúp bạn định hướng được mình sẽ phải chuẩn bị những gì để buổi “tự kiểm điểm” diễn ra một cách tốt nhất. Nếu bạn là “lính mới” và chưa từng biết buổi “Tự kiểm điểm” ra sao thì Vui Vẻ khuyên bạn đừng lo lắng quá nhé! Những nhận xét rất thẳng thắn từ cấp trên và đồng nghiệp chắc chắn sẽ giúp bạn nhìn nhận cũng như phát triển bản thân hơn sau này.
> Ứng biến nhanh trả lời khéo những câu hỏi hóc búa của sếp
> Với câu hỏi bạn có bao giờ đề xuất giải pháp giúp công việc nhanh hơn không ?
> 8 điều lưu ý khi viết CV mà bạn cần phải biết
1. Lắng nghe nhận xét từ sếp và đồng nghiệp
Thay vì chỉ tự “lục lại ký ức” một năm qua, hãy hỏi đồng nghiệp và sếp để xem họ nhận xét ra sao về bạn trong công việc nhé! Sở dĩ đây là một cách hiệu quả vì cái nhìn chủ quan của bạn đôi khi sẽ không chính xác và chúng ta có xu hướng “tự bào chữa” cho những lỗi mà chúng ta cho rằng không quan trọng. Điều này rất có hại vì bạn sẽ không chú tâm cải thiện và thường xuyên lặp lại những lội bạn cho là “không đáng quan tâm” khiến mọi người xung quanh khó chịu cũng như ảnh hưởng đến kết quả công việc.
2. Chuẩn bị thật kỹ càng
Dù đây chỉ là một cuộc trò chuyện ngắn hay buổi họp mặt toàn thể nhân viên trong công ty thì bạn đều cần có sự chuẩn bị kĩ càng. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể nhớ và liệt kê mọi thành công cũng như khuyết điểm của mình trong suốt quá trình làm việc năm vừa qua. Sau đó lên kế hoạch khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh; sắp xếp đầy đủ những vấn đề mà mình sẽ trình bày để không bỏ qua bất kỳ vấn đề quan trọng nào.
3. Xác định khuyết điểm và cách khắc phục
Buổi tổng kết cuối năm không đơn thuần là khoảng thời gian căng thẳng nhất để tự kiểm điểm bản thân cũng như nhận lấy hàng loạt những nhận xét tích cực có, tiêu cực có từ sếp và đồng nghiệp. Điều quan trọng là sau đó, bạn sẽ rút ra được những gì, sẽ tìm cách khắc phục để phát triển bản thân cũng như sự nghiệp của mình ra sao. Không ai hiểu bạn hơn chính bạn, vì vậy đừng quá “nhân ái” với chính mình mà dễ dàng cho qua những khuyết điểm đáng lý ra cần được bạn quan tâm sửa đổi để bản thân trở nên tốt hơn.
4. So sánh với Bảng tổng kết năm trước
Để có thể biết được chính xác mình đã làm được gì, tốt hay không và cần cải thiện những gì thì bạn hãy dành thời gian xem lại những thông tin mà bạn đã ghi lại trong buổi tổng kết năm cũ do sếp trực tiếp nhận xét nhé! Vui Vẻ đảm bảo chúng cực kỳ có ích cho bạn đó! Ngoài ra, cấp trên cũng thường đánh giá rất cao các nhân viên biết lắng nghe, nhìn nhận và sửa chữa sai sót được rút ra từ những nhận xét cá nhân của họ dành cho nhân viên vào năm trước. Vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội cho sếp thấy sự cố gắng của bạn trong suốt năm vừa qua.
Vui Vẻ hi vọng những điều trên sẽ ít nhiều giúp bạn định hướng được mình sẽ phải chuẩn bị những gì để buổi “tự kiểm điểm” diễn ra một cách tốt nhất. Nếu bạn là “lính mới” và chưa từng biết buổi “Tự kiểm điểm” ra sao thì Vui Vẻ khuyên bạn đừng lo lắng quá nhé! Những nhận xét rất thẳng thắn từ cấp trên và đồng nghiệp chắc chắn sẽ giúp bạn nhìn nhận cũng như phát triển bản thân hơn sau này.
Không có nhận xét nào