Header Ads

Breaking News

Bí kíp chắc thắng cho nhà tuyển dụng trong năm mới

Năm mới đến với những khởi đầu mới. Để bắt đầu một năm suôn sẻ và “đại thắng”, nhà tuyển dụng đâu đó sẽ cần những bí kíp đắc lực. Và dưới đây sẽ là một vài những lưu ý cần thiết cho quá trình tuyển dụng đầu năm thật thành công.



1. Tuyển người phù hợp nhất thay vì người giỏi nhất

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn chiêu mộ được những “anh tài thứ thiệt” về công ty với hy vọng họ sẽ trở thành “át chủ bài” đắc lực. Tuy nhiên, bạn nên chấp nhận sự thật rằng người giỏi nhất chưa chắc là người phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn nhất. Vì vậy, thay vì cố gắng đem về nhân tố “nhiều tài lắm tật”, hãy cố gắng chọn ra người phù hợp nhất với văn hóa công ty. “Thiên tài” có thể là người đến và đi trong chớp nhoáng nhưng người phù hợp sẽ sát cánh với bạn dài lâu.

2. Có kế hoạch hợp lý cho các cuộc đàm phán tiền lương

Đàm phán tiền lương không chỉ là một cuộc thảo luận về mức tăng mà nhà tuyển dụng sẵn sàng dành cho nhân viên của mình. Những cuộc đàm phán như vậy còn là cơ hội để nhà quản lý trao đổi với nhân viên để thực hiện những thay đổi đối với môi trường làm việc hoặc các điều khoản và điều kiện làm việc. Ngoài ra, đây là một dịp lý tưởng để đề xuất các hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi. Nhân viên có thể hy sinh một số lợi ích cá nhân khác nếu họ muốn có mức lương cao hơn.

3. Phân bổ đủ nguồn lực cho các quy trình nhân sự

Các phòng nhân sự thường thiếu nhân sự và thiếu nguồn lực. Khó khăn mà các nhà nhân sự phải đối mặt là nhiều quy trình nhân sự rườm rà và quy trình tìm kiếm người phù hợp gian nan. Vì vậy, nếu muốn tuyển dụng được nhân viên tốt, hãy chú ý hơn đến nguồn lực của phòng ban Nhân sự.

4. Nhận lời khuyên hoặc hỗ trợ khi cần thiết

Đừng chỉ nghe góp ý khi mọi quyết định đã được thực hiện xong xuôi. Trong hầu hết các trường hợp, những lời khuyên phù hợp thu được ngay từ đầu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tiềm tàng sau đó. Ví dụ, khi bạn soạn thảo những hợp đồng quan trọng, hãy đem ra bàn bạc với những người đồng cấp để có những đóng góp quý giá từ họ. Khi bạn có nhiều góc nhìn về cùng một vấn đề, các rủi ro sẽ được hạ thấp đáng kể.

5. Quản lý văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp không được thiết lập bằng cách ghim một danh sách các giá trị hoặc đạo đức hoặc được thiết kế bởi một nhà tư vấn ngồi trong văn phòng. Các doanh nghiệp có được văn hóa doanh nghiệp độc đáo là dựa trên cách nhân viên thể hiện tại văn phòng. Văn hóa doanh nghiệp độc đáo sẽ là một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ của công ty bạn.

Không có nhận xét nào