Làm sao để nhận biết được đồng nghiệp xấu tính? Cách đối phó
Đúng là thật khó để hòa thuận với những đồng nghiệp chơi xấu bạn, nhưng hàng ngày vẫn tươi cười giả tạo và luôn tìm cách “hạ bệ” bạn mọi lúc mọi nơi.
> Không Bỏ 8 Thói Quen Xấu Này, Vận Khí Của Bạn Sẽ Tổn Hại Ra Sao?
> 8 Lời khuyên giúp thư tìm việc súc tích và ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng
> Cộng luôn 2 triệu phụ cấp xăng xe, phí công tác mà lương tôi vẫn không khá hơn lên
Đừng buồn nếu bạn bị đồng nghiệp chơi xấu. Có rất nhiều người rơi vào trường hợp tương tự khi làm việc ở môi trường công sở. Một khi có dấu hiệu bị đồng nghiệp hãm hại, hãy ứng phó kịp thời, văn minh nhất để công việc không bị ảnh hưởng. Đầu tiên, chúng ta cần nhận diện “những kẻ phá hoại”. Họ tựu chung nằm trong các loại sau đây:
1. Nhà quản lý tồi
Một nhà quản lý tồi sẵn sàng sa thải một nhân viên có năng lực, luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc và thông minh trong cách giao tiếp hơn họ. Bởi họ cảm thấy vị trí của mình bị “lung lay” và bị đe dọa bởi năng lực, sự tự tin của bạn.
2. Kẻ nói điêu, đổ lỗi
Khi tất cả mọi người đều tập trung vào dự án, song bỗng nhiên những trục trặc từ trên trời rơi xuống khiến cho mọi người có khả năng bị khiển trách. Những đồng nghiệp chơi xấu sẵn sàng đổ lỗi và cố gắng chĩa mũi nhọn cho bạn để lảng tránh trách nhiệm.
3. Kẻ “bôi nhọ” uy tín
Nếu trong công ty bạn xuất hiện những người luôn hạ thấp và đánh giá không đúng công việc mà bạn làm, luôn tìm cách khiến cho mọi người có cái nhìn lệch lạc về bạn thì đây chính là “những kẻ phá hoại”.
4. Kẻ ăn cắp ý tưởng
Bạn đừng bất ngờ khi những ý tưởng của bạn bỗng dưng đứng tên một người khác. Đó chính là hành động của những đồng nghiệp chơi xấu bạn, những người chuyên cướp công của người khác khi dự án thành công.
5. Kẻ loan tin đồn “nhảm”
Có những người luôn muốn hủy hoại tên tuổi của đồng nghiệp mà họ ghen tỵ. Họ thường xuyên tung những tin đồn thất thiệt và giả dối, thậm chí là “ăn không nói có” nhằm hạ bệ bạn.
6. Kẻ hay trốn việc
Loại đồng nghiệp chơi xấu này luôn khiến người khác cảm thấy khó chịu vì tính lười biếng, không chịu làm bất cứ việc gì mà cứ đổ hết trách nhiệm, công việc lên những người đồng nghiệp xung quanh.
Sự phá hoại của đồng nghiệp dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng cũng đều ảnh hưởng đến sự nghiệp và triển vọng công việc của bạn. Do vậy, bạn cần phải có những phán đoán và hành động đúng lúc, kịp thời, hiệu quả. Nếu đồng nghiệp chơi xấu bạn nhiều lần, thì bạn cần phải lên tiếng và có những hành động bảo vệ bản thân như sau:
Hãy tìm kiếm đồng minh
Nếu bạn biết rõ rằng không chỉ có bạn mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác trong công ty cũng bị đồng nghiệp đó chơi xấu, hãy liên kết với những đồng nghiệp này để tạo sức mạnh chống lại.
Tìm gặp cấp trên
Khi mọi việc trở nên nghiêm trọng thì nên trình bày với sếp về tình hình của bạn để sếp giải quyết.
Đừng coi đây là chuyện cá nhân
Đừng trình bày với mọi người rằng bạn bị thiệt thòi như thế nào khi bị đồng nghiệp chơi xấu, mà bạn nên để mọi người biết rằng người đó đang gây ra nhiều tổn thất cho công việc chung như thế nào.
Yêu cầu được bảo vệ
Hãy nói với người quản lý và những đồng nghiệp khác rằng năng suất làm việc của bạn sẽ được nâng cao lên rất nhiều nếu bạn không bị ảnh hưởng bởi những trò chơi xấu của ai đó.
Tìm công việc khác
Nếu tất cả những nỗ lực của bạn nhằm bảo vệ bản thân đều không có kết quả gì. Mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn với công việc của bạn thì tốt nhất bạn nên ra đi và tìm kiếm công việc mới.
Tìm việc làm Đà Nẵng
> Không Bỏ 8 Thói Quen Xấu Này, Vận Khí Của Bạn Sẽ Tổn Hại Ra Sao?
> 8 Lời khuyên giúp thư tìm việc súc tích và ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng
> Cộng luôn 2 triệu phụ cấp xăng xe, phí công tác mà lương tôi vẫn không khá hơn lên
Đừng buồn nếu bạn bị đồng nghiệp chơi xấu. Có rất nhiều người rơi vào trường hợp tương tự khi làm việc ở môi trường công sở. Một khi có dấu hiệu bị đồng nghiệp hãm hại, hãy ứng phó kịp thời, văn minh nhất để công việc không bị ảnh hưởng. Đầu tiên, chúng ta cần nhận diện “những kẻ phá hoại”. Họ tựu chung nằm trong các loại sau đây:
1. Nhà quản lý tồi
Một nhà quản lý tồi sẵn sàng sa thải một nhân viên có năng lực, luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc và thông minh trong cách giao tiếp hơn họ. Bởi họ cảm thấy vị trí của mình bị “lung lay” và bị đe dọa bởi năng lực, sự tự tin của bạn.
2. Kẻ nói điêu, đổ lỗi
Khi tất cả mọi người đều tập trung vào dự án, song bỗng nhiên những trục trặc từ trên trời rơi xuống khiến cho mọi người có khả năng bị khiển trách. Những đồng nghiệp chơi xấu sẵn sàng đổ lỗi và cố gắng chĩa mũi nhọn cho bạn để lảng tránh trách nhiệm.
3. Kẻ “bôi nhọ” uy tín
Nếu trong công ty bạn xuất hiện những người luôn hạ thấp và đánh giá không đúng công việc mà bạn làm, luôn tìm cách khiến cho mọi người có cái nhìn lệch lạc về bạn thì đây chính là “những kẻ phá hoại”.
4. Kẻ ăn cắp ý tưởng
Bạn đừng bất ngờ khi những ý tưởng của bạn bỗng dưng đứng tên một người khác. Đó chính là hành động của những đồng nghiệp chơi xấu bạn, những người chuyên cướp công của người khác khi dự án thành công.
5. Kẻ loan tin đồn “nhảm”
Có những người luôn muốn hủy hoại tên tuổi của đồng nghiệp mà họ ghen tỵ. Họ thường xuyên tung những tin đồn thất thiệt và giả dối, thậm chí là “ăn không nói có” nhằm hạ bệ bạn.
6. Kẻ hay trốn việc
Loại đồng nghiệp chơi xấu này luôn khiến người khác cảm thấy khó chịu vì tính lười biếng, không chịu làm bất cứ việc gì mà cứ đổ hết trách nhiệm, công việc lên những người đồng nghiệp xung quanh.
Sự phá hoại của đồng nghiệp dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng cũng đều ảnh hưởng đến sự nghiệp và triển vọng công việc của bạn. Do vậy, bạn cần phải có những phán đoán và hành động đúng lúc, kịp thời, hiệu quả. Nếu đồng nghiệp chơi xấu bạn nhiều lần, thì bạn cần phải lên tiếng và có những hành động bảo vệ bản thân như sau:
Hãy tìm kiếm đồng minh
Nếu bạn biết rõ rằng không chỉ có bạn mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác trong công ty cũng bị đồng nghiệp đó chơi xấu, hãy liên kết với những đồng nghiệp này để tạo sức mạnh chống lại.
Tìm gặp cấp trên
Khi mọi việc trở nên nghiêm trọng thì nên trình bày với sếp về tình hình của bạn để sếp giải quyết.
Đừng coi đây là chuyện cá nhân
Đừng trình bày với mọi người rằng bạn bị thiệt thòi như thế nào khi bị đồng nghiệp chơi xấu, mà bạn nên để mọi người biết rằng người đó đang gây ra nhiều tổn thất cho công việc chung như thế nào.
Yêu cầu được bảo vệ
Hãy nói với người quản lý và những đồng nghiệp khác rằng năng suất làm việc của bạn sẽ được nâng cao lên rất nhiều nếu bạn không bị ảnh hưởng bởi những trò chơi xấu của ai đó.
Tìm công việc khác
Nếu tất cả những nỗ lực của bạn nhằm bảo vệ bản thân đều không có kết quả gì. Mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn với công việc của bạn thì tốt nhất bạn nên ra đi và tìm kiếm công việc mới.
Tìm việc làm Đà Nẵng
Không có nhận xét nào