Cách trình bày Điểm Mạnh - Điểm Yếu trong CV tìm việc làm giúp thu hút nhà tuyển dụng
Điểm mạnh - điểm yếu trong CV xin việc được trình bày một cách có khoa học sẽ giúp nhà tuyển dụng nhân ra được các ưu điểm nổi bật của ứng viên và không cảm thấy khó chịu hay phiền lòng vì những điểm yếu. Nếu làm được điều đó, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ gọi bạn đi phỏng vấn ngay tức khắc.
> Có nên tuyển nhân viên nam cho vị trí hành chính văn phòng
> Kế toán là gì? Lương kế toán có cao không
> Làm thế nào để nhân viên mói làm việc nhóm hiệu quả với đồng nghiệp ?
CV giống như người đại diện cho bạn để “gặp gỡ” nhà tuyển dụng nên bất kỳ các vấn đề nào đưa vào trong CV, bạn cũng cần thật cẩn trọng. Một trong những khía cạnh khiến các ứng viên đau đầu nhất khi viết CV chính là điểm mạnh - điểm yếu. Điểm mạnh - điểm yếu trong CV cần được sắp xếp một cách hợp lý, để vừa làm nổi bật các ưu thế của bạn, vừa che đi khuyết điểm bản thân mà vẫn khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang rất thành thật.
Điểm mạnh - điểm yếu trong CV, làm sao để thu hút nhà tuyển dụng?
Đầu tiên, bạn nên đề cập đến điểm mạnh của bản thân, điểm mạnh có thể được chia thành ba loại:
- Kỹ năng dựa trên nền tảng kiến thức: Hãy để cho nhà tuyển dụng nhận ra điều khác biệt của bạn so với các ứng viên khác thông qua kỹ năng chuyên môn nhằm đem lại chất lượng công việc. Đây là điểm cực kỳ quan trọng mà bạn nhất định không thể bỏ qua ở phần điểm mạnh - điểm yếu trong CV. Kỹ năng này sẽ quyết định đến năng lực hoàn thành công việc tại vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần, do vậy bạn nên chú trọng đến nó. Bạn có thể chia nhỏ kỹ năng chuyên môn này thành nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên nền tảng kiến thức mà bạn đã trau dồi được như đào tạo, bằng cấp chuyên môn, tiếng Anh, máy tính,...
- Kỹ năng linh hoạt tại môi trường làm việc: Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành thì nhà tuyển dụng cũng đánh giá cực kỳ cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập lập kế hoạch, kỹ năng phân tích vấn đề,... Quả thật sẽ rất đáng tiếc nếu bạn thiếu sót không đề cập kỹ năng này trong CV phần điểm mạnh để thu hút nhà tuyển dụng giúp quá trình tìm việc nhanh thuận lợi hơn.
- Tính cách cá nhân và các tài lẻ khác: Trong mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng, tuy nhiên hầu như đơn vị nào cũng cần sự gắn kết giữa các phòng/ ban với nhau để tạo nên tập thể vững mạnh. Vì thế, nhà tuyển dụng cần những người có tính cách hòa đồng, linh hoạt, khéo léo,... Để cho nhà tuyển dụng biết được bạn là một người như thế, hãy đề cập đến tính cách cá nhân tuyệt vời của mình trong phần điểm mạnh CV. Ngoài ra, sở hữu các tài lẻ về thể dục thể thao cũng là điểm mạnh của bạn làm các nhà tuyển dụng hài lòng.
Sau khi liệt kê các điểm mạnh, bạn sẽ đến phần nói lên các điểm yếu của bản thân để cho nhà tuyển dụng hiểu toàn diện hơn về bạn. Tất nhiên, Chefjob không khuyên bạn sẽ giói thiệu tất tần tật các điểm yếu của mình trong CV sẽ làm bạn “chìm nghỉm” so với các ứng viên ứng viên khác. Cách tốt nhất để bạn vẫn giữ được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng chính là đề cập đến các điểm yếu không gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc.
Bạn có thể đưa ra một vài nhược điểm của bản thân như: Cần thời gian để tiếp cận các phần mềm công nghệ mới nhất, hay cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, quá khắt khe với bản thân trong công việc,...
Thêm một mấu chốt khi viết điểm mạnh điểm yếu trong công việc chính là bám sát vào trong yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển, từ đó bạn khéo léo điểm mạnh điểm yếu của mình vào sao cho nhà tuyển dụng nhận ra bạn là ứng viên sáng giá nhất để lựa chọn. Tham khảo ý kiến của những người đã có kinh nghiệm xin việc vào các vị trí tương tự cũng sẽ giúp bạn trau dồi thêm nhiều kỹ năng để thể hiện trọn vẹn phần này một cách tự nhiên nhất.
Điểm mạnh - điểm yếu trong CV là một điểm nhấn quan trọng, nhất định cần được thể hiện khéo léo, vừa thu hút nhà tuyển dụng vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, đầu tư của bạn. Chefjob tin chắc nếu làm tốt điều này, bạn sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng và sớm nhận được lời mời phỏng vấn thôi. Chúc bạn thành công!
Nguồn: http://chefjob.vn/diem-manh-diem-yeu-trong-cv
> Có nên tuyển nhân viên nam cho vị trí hành chính văn phòng
> Kế toán là gì? Lương kế toán có cao không
> Làm thế nào để nhân viên mói làm việc nhóm hiệu quả với đồng nghiệp ?
Điền điểm mạnh điểm yếu trong CV cũng cần có bí quyết - Ảnh: Internet
CV giống như người đại diện cho bạn để “gặp gỡ” nhà tuyển dụng nên bất kỳ các vấn đề nào đưa vào trong CV, bạn cũng cần thật cẩn trọng. Một trong những khía cạnh khiến các ứng viên đau đầu nhất khi viết CV chính là điểm mạnh - điểm yếu. Điểm mạnh - điểm yếu trong CV cần được sắp xếp một cách hợp lý, để vừa làm nổi bật các ưu thế của bạn, vừa che đi khuyết điểm bản thân mà vẫn khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang rất thành thật.
Điểm mạnh - điểm yếu trong CV, làm sao để thu hút nhà tuyển dụng?
Đầu tiên, bạn nên đề cập đến điểm mạnh của bản thân, điểm mạnh có thể được chia thành ba loại:
- Kỹ năng dựa trên nền tảng kiến thức: Hãy để cho nhà tuyển dụng nhận ra điều khác biệt của bạn so với các ứng viên khác thông qua kỹ năng chuyên môn nhằm đem lại chất lượng công việc. Đây là điểm cực kỳ quan trọng mà bạn nhất định không thể bỏ qua ở phần điểm mạnh - điểm yếu trong CV. Kỹ năng này sẽ quyết định đến năng lực hoàn thành công việc tại vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần, do vậy bạn nên chú trọng đến nó. Bạn có thể chia nhỏ kỹ năng chuyên môn này thành nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên nền tảng kiến thức mà bạn đã trau dồi được như đào tạo, bằng cấp chuyên môn, tiếng Anh, máy tính,...
- Kỹ năng linh hoạt tại môi trường làm việc: Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành thì nhà tuyển dụng cũng đánh giá cực kỳ cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập lập kế hoạch, kỹ năng phân tích vấn đề,... Quả thật sẽ rất đáng tiếc nếu bạn thiếu sót không đề cập kỹ năng này trong CV phần điểm mạnh để thu hút nhà tuyển dụng giúp quá trình tìm việc nhanh thuận lợi hơn.
- Tính cách cá nhân và các tài lẻ khác: Trong mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng, tuy nhiên hầu như đơn vị nào cũng cần sự gắn kết giữa các phòng/ ban với nhau để tạo nên tập thể vững mạnh. Vì thế, nhà tuyển dụng cần những người có tính cách hòa đồng, linh hoạt, khéo léo,... Để cho nhà tuyển dụng biết được bạn là một người như thế, hãy đề cập đến tính cách cá nhân tuyệt vời của mình trong phần điểm mạnh CV. Ngoài ra, sở hữu các tài lẻ về thể dục thể thao cũng là điểm mạnh của bạn làm các nhà tuyển dụng hài lòng.
Sau khi liệt kê các điểm mạnh, bạn sẽ đến phần nói lên các điểm yếu của bản thân để cho nhà tuyển dụng hiểu toàn diện hơn về bạn. Tất nhiên, Chefjob không khuyên bạn sẽ giói thiệu tất tần tật các điểm yếu của mình trong CV sẽ làm bạn “chìm nghỉm” so với các ứng viên ứng viên khác. Cách tốt nhất để bạn vẫn giữ được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng chính là đề cập đến các điểm yếu không gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc.
Bạn có thể đưa ra một vài nhược điểm của bản thân như: Cần thời gian để tiếp cận các phần mềm công nghệ mới nhất, hay cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, quá khắt khe với bản thân trong công việc,...
Thêm một mấu chốt khi viết điểm mạnh điểm yếu trong công việc chính là bám sát vào trong yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển, từ đó bạn khéo léo điểm mạnh điểm yếu của mình vào sao cho nhà tuyển dụng nhận ra bạn là ứng viên sáng giá nhất để lựa chọn. Tham khảo ý kiến của những người đã có kinh nghiệm xin việc vào các vị trí tương tự cũng sẽ giúp bạn trau dồi thêm nhiều kỹ năng để thể hiện trọn vẹn phần này một cách tự nhiên nhất.
Điểm mạnh - điểm yếu trong CV là một điểm nhấn quan trọng, nhất định cần được thể hiện khéo léo, vừa thu hút nhà tuyển dụng vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, đầu tư của bạn. Chefjob tin chắc nếu làm tốt điều này, bạn sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng và sớm nhận được lời mời phỏng vấn thôi. Chúc bạn thành công!
Nguồn: http://chefjob.vn/diem-manh-diem-yeu-trong-cv
Không có nhận xét nào